Trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, việc một Tổng Bí thư bị thay thế giữa nhiệm kỳ là trường hợp hiếm. Hầu hết các Tổng Bí thư đều hoàn thành nhiệm kỳ, hoặc giữ chức vụ cho đến khi qua đời.
Tuy nhiên, có một số trường hợp đáng chú ý liên quan đến việc thay đổi nhân sự cấp cao. Sự kiện cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (nhiệm kỳ 1997 – 2001) – người đứng đầu duy nhất trong lịch sử Đảng, bị thay thế giữa nhiệm kỳ, do những bất đồng trong nội bộ Đảng, liên quan đến đường lối lãnh đạo và vấn đề phe cánh.
Trước ông Lê Khả Phiêu, cố Tổng Bí thư Trường Chinh cũng là một trường hợp đặc biệt. Ông Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư từ tháng 7/1986, nhưng chỉ tại vị trong thời gian rất ngắn. Đến tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng lần thứ 4, ông Trường Chinh từ chức để nhường vị trí cho Nguyễn Văn Linh – người được coi là phù hợp hơn để lãnh đạo công cuộc “Đổi mới”.
Các trường hợp Tổng Bí thư khác còn lại như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng đều hoàn thành nhiệm kỳ của mình, hoặc tiếp tục được tái nhiệm theo Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng.
Như vậy, Lê Khả Phiêu là trường hợp nổi bật nhất về việc một Tổng Bí thư bị thay thế giữa nhiệm kỳ do những vấn đề nội bộ.
Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, sinh năm 1931, quê ở tỉnh Thanh Hóa, từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương. Ông Lê Khả Phiêu là một tướng lĩnh trong Quân đội, từng giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội, với quân hàm Thượng tướng.
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu bị thay thế vào tháng 4/2001, là thời điểm giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần 9, do những bất đồng trong nội bộ Đảng về đường lối lãnh đạo và quản lý. Cụ thể, một số đánh giá trong Đảng cho rằng, ông Phiêu thiếu sự quyết đoán trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội.
Theo giới thạo tin, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu mất chức do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính là do tạo quyền lực phe cánh mang tính cục bộ địa phương. Cụ thể, ông Phiêu đã đưa nhiều người đồng hương Thanh Hóa lên giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng vào thời điểm đó, như các ông Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị…
Điều này đã gây ra sự bất mãn trong nội bộ Đảng, không phù hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ, và sự công bằng trong công tác tổ chức nhân sự cấp cao. Đây là một trong những yếu tố góp phần dẫn đến quyết định thay thế ông giữa nhiệm kỳ tại Đại hội Đảng lần thứ 9 năm 2001.
Một trong những nguyên nhân được nhắc đến là bộ 3 “Tam Nhân”, gồm Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, và Lê Đức Anh – là những nhân vật quyền lực hàng đầu của Đảng trong vai trò Ban Cố vấn.
Theo đó, ông Phiêu có quan hệ tốt với Chủ tịch nước Lê Đức Anh, và được ông Lê Đức Anh giới thiệu, được Bộ Chính trị đồng ý bầu làm Tổng Bí thư tại Đại hội lần thứ 9. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các bên xấu đi, khi ông Lê Khả Phiêu hạn chế quyền lực của Ban Cố vấn, và thành lập cơ quan để theo dõi Ban này. Điều đó dẫn đến việc cả 3 vị cố vấn gây sức ép, và ký tên vào một lá thư phê phán dữ dội ông Lê Khả Phiêu.
Trước đó, tháng 4/2001, Bộ Chính trị bỏ phiếu với tỷ lệ 12/6 đồng ý để ông Phiêu tiếp tục ở lại đến năm 2003. Nhưng vào ngày 17/4/2001, ngay trước lúc chính thức khai mạc Đại hội lần 9, Ban Chấp hành Trung ương đã “đảo ngược” quyết định của Bộ Chính trị và tiến hành bỏ phiếu phế truất Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Kết quả, tại Đại hội Đảng lần 9, Lê Khả Phiêu bị thay thế bởi Nông Đức Mạnh, đánh dấu sự kết thúc nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông. Đây là được cho là bài học đối với Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trà My – Thoibao.de